Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Bà Triệu( gồm đền, lăng, đình làng Phú Điền)

Khu di tích Bà Triệu còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quí hiếm và một kho tàng các sự tích, huyền thoại, câu đối, ca dao, thơ. nhiều cổ vật được gìn giữ cẩn thận.

Bà Triệu còn có tên là Triệu Thị Trinh (Triệu Trinh Nương) sử cũng gọi là Nhuỵ kiều tướng quân hay lệ hải bà vương. nhân dân quen gọi là bà Tiệu với lòng kính cẩn.

 Bà triệu quê ở quận Cửu Chân (nay thuộc vùng núi quan Yên xã Định Công, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá). Bà Triệu sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ(226), có anh trai là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn. Triệu Thị Trinh là người có chí khí, đã từng nói: “tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

 Năm 248 nghĩa quân khởi nghĩa của bà triệu cùng anh triệu quốc đạt tấn công vào thành trì của quân ngô xâm lược và đô hộ. mỗi lần ra trận, bà triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. giặc ngô kinh hồn bạt vía đã phải than rằng:

hoành qua đương hổ dị

đối diện bà vương nan

                                                                                                                                                             nghĩa là:

vung giáo chống hổ dữ

giáp mặt vua bà khó.

Trong vòng 6 tháng nghĩa quân đã thắng hơn 30 trận và chiếm hầu hết đất giao châu. vua Ngô hốt hoảng phái ngay lục dận ( cháu lục tốn thời tam quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu và rất quỉ quyệt sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. bà triệu vẫn kiên cường chiến đấu. bà đã hi sinh trên núi tùng( làng phú điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hoá).

Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, đã dựng đền thờ bà triệu tại núi gai, thuộc làng phú điền, huyện hậu lộc( cạnh quốc lộ 1a, cách hà nội 137 km). với diện tích khu đền là 3,83 ha được bố cục kiến trúc tổng thể “ nội công ngoại quốc”, đăng đối trên đường thần đạo bao gồm từ ngoài vào trong: cổng ngoại, hồ sen hình chữ nhật , cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. hậu cung có chiều cao chiếm ưu thế hơn cả.

Đối diện với đền thờ bà, ở bên kia quốc lộ 1a là núi tùng giống như một cây thông khổng lồ, trên đỉnh núi là lăng bà triệu được bao phong thành mộ nổi, có tường hoa vây quanh theo đồ án hình vuông. ngọn tháp cao bên cạnh mộ, bốn mái tháp uốn cong giữa mây trời khoáng đạt. thơ ca dân gian còn truyền tụng:

 tùng sơn nắng quyện mây trời

 dấu chân bà triệu rạng ngời sử xanh.

Dưới chân núi tùng có mộ và bia của 3 anh em họ Lý là tướng sĩ của nghĩa quân Bà Triệu, người làng Bồ Điền( nay là Phú Điền). chếch về phía nam khoảng 500m, cũng ở dưới chân núi tùng có một cái giếng nhỏ tự nhiên, nước từ núi chảy ra rất trong và không bao giờ cạn.

Đình làng Phú Điền được xây dựng từ thế kỷ 17 cũng thờ Bà Triệu dưới danh nghĩa thành hoàng làng. ngôi đình là mảng bổ sung hoàn chỉnh, vững chắc cho khu di tích bà triệu và khẳng định giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta, nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn truyền thống.

Khu di tích Bà Triệu còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quí hiếm và một kho tàng các sự tích, huyền thoại, câu đối, ca dao, thơ. nhiều cổ vật được gìn giữ cẩn thận.

Lễ hội đền Bà Triệu: được tổ chức để kỷ niệm ngày hoá vua bà Triệu Thị Trinh, diễn ra liên tục từ ngày 19 đến 24/2 âm lịch hàng năm. lễ hội đền Bà Triệu tuy xưa kia mang tính chất cung đình nhưng chủ nhân sáng tạo văn hoá lễ hội này, chủ yếu vẫn là dân làng phú điền. vì thế còn gọi là hội Phú Điền. nét độc đáo ở lễ hội là rước kiệu, phu kiệu, phu cờ, nhạc công gồm đến mấy trăm người. đám rước gồm có 5 cỗ kiệu, ngày đầu đi từ đền ra đình rồi lên lăng sau đó về đình. đặc biệt là năm nào cũng vậy, kiệu vừa đi vừa quay đảo, có lúc bay như gió thổi mà các đồ tế khí không suy suyển.

Kiệu được yên vị ở đình 2 đêm 1 ngày để tổ chức tế tiên thường và tổ chức hát nhà tơ chầu thánh, hát chèo cho nhân dân thưởng thức. ngày thứ 3 rước kiệu về đền sau đó làm lễ yên vị, giải quân. từ đó, từng đoàn đến dâng hương. lễ hội bà triệu còn tổ chức các trò như đấu vật, kéo co, đánh gậy, chọi gà…

Khu di tích Bà Triệu đang được nhà nước tiếp tục trùng tu, tôn tạo khu lăng mộ, đình làng Phú Điền, khu tượng đài, khu dịch vụ…để trở thành khu di tích trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHONG LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: Trịnh Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã Phong Lộc

Địa chỉ: Thôn Kỳ Sơn, xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0988014188

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa