Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Hậu Lộc (12/3/1940 - 12/3/2024)

Hậu Lộc là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hoá, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, quê hương của nhiều bậc anh hùng, hào kiệt. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, những người con ưu tú của quê hương như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền… với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, đã ra đi hoạt động cách mạng, tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và lý tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trở thành những người đặt nền móng đầu tiên cho phong trào yêu nước, phong trào cộng sản ở Hậu Lộc cũng như ở tỉnh Thanh Hóa.

Hậu Lộc là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hoá, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, quê hương của nhiều bậc anh hùng, hào kiệt. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, những người con ưu tú của quê hương như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền… với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, đã ra đi hoạt động cách mạng, tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và lý tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trở thành những người đặt nền móng đầu tiên cho phong trào yêu nước, phong trào cộng sản ở Hậu Lộc cũng như ở tỉnh Thanh Hóa.

Phong trào phát triển mạnh ở Lộc Tiên, Y Bích rồi lan nhanh ra toàn huyện đã thôi thúc lớp lớp thanh niên yêu nước tiếp bước cha anh ra đi hoạt động cách mạng, như: Đinh Chương Phượng, Lưu Văn Bân, Đinh Chương Lân, Đinh Chương Long, Bùi Đạt ... Từ phong trào yêu nước đã phát triển thành phong trào cộng sản. Ngày 06/01/1935, chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Lộc Tiên, Y Bích (Hải Lộc). Đây là sự  kiện lịch sử đánh dấu sự chuyển biến cơ bản của phong trào cách mạng ở Hậu Lộc. Lần đầu tiên ở Hậu Lộc có một tổ chức Đảng hoạt động. Đến năm 1938 chi bộ Lục Trúc ra đời. Phong trào cách mạng của nhân dân trong huyện có bước phát triển mới từ Lộc Tiên, Y Bích, Trường Trung, Diêm Phố đã phát triển sang Hanh Cát, Hanh Cù, Vạn Cầu, Thuần Nhất, Chợ Choàng, Chợ Dầu, Chợ Hậu... Đứng trước yêu cầu của phong trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 12/3/1940 tại nhà đồng chí Lưu Văn Bân ở làng Thiện La (nay là thôn Trần Phú, xã Mỹ Lộc) đã tiến hành Hội nghị thành lập Huyện ủy lâm thời, gồm 05 đồng chí, do đồng chí Lưu Văn Bân làm Bí thư. Sự ra đời của Huyện ủy lâm thời đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân trong huyện, là mốc quan trọng trong quá trình vận động cách mạng từ những năm 1930 - 1940. Sau này, Huyện ủy lâm thời quyết định lấy ngày 12/3/1940 là ngày thành lập Đảng bộ huyện. Kể từ đây, phong trào cách mạng của địa phương có sự lãnh đạo trực tiếp và thống nhất trên phạm vi toàn huyện. Từ cơ sở ban đầu, đến nay Đảng bộ huyện đã có 44 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, 346 chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở, với 8.720 đảng viên, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trên quê hương vốn giàu truyền thống lịch sử văn hoá, yêu nước và cách mạng.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống đi phu, đi lính; mở rộng Mặt trận Việt Minh; xây dựng lực lượng tự vệ vũ trang; bảo vệ, che dấu các cơ sở cách mạng và các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, như: Tố Hữu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tạo, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong, Lê Thế Sơn ... Trong thời gian từ 1942 - 1945, Hậu Lộc là trụ sở của Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa và cơ quan báo chí của tỉnh. Những địa danh Lộc Tiên, Y Bích, Hanh Cát, Hanh Cù, Phú Lương, Phú Nhi, Vạn Cầu, Thôn Hậu, Thiện La đã đi vào lịch sử của Đảng bộ huyện, hòa chung lịch sử đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa. Chính nơi đây, trong những năm tháng đầy khó khăn của phong trào cách mạng đã thể hiện sáng ngời tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường và tấm lòng son sắt thủy chung của các tầng lớp nhân dân, của những người mẹ, người vợ, người anh như: mẹ Tơm, mẹ Muội, anh Sồ, anh Hậu, chị Thuận... những "trái tim như ngọc sáng ngời" đã hết lòng chở che, bảo vệ cơ quan Tỉnh uỷ và chăm sóc các đồng chí cốt cán của Đảng, từ nhiều nơi trở về hoạt động trong sự lùng sục ráo riết của kẻ thù.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị chặt chẽ về tổ chức, lực lượng vũ trang, lực lượng quần chúng nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, thành lập chính quyền nhân dân từ huyện đến xã, thôn. Thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của Đảng bộ trong quá trình tiếp thu, vận dụng đúng đắn đường lối cách mạng của Đảng, sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy vào điều kiện cụ thể của Hậu Lộc; là thắng lợi của quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã nhất tề vùng lên cùng nhân dân cả nước đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng bộ và nhân dân Hậu Lộc cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai để bảo vệ nền độc lập tự do vừa mới giành được. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tham gia kháng chiến kiến quốc, củng cố chính quyền cách mạng, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.... Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, Hậu Lộc đã tiễn đưa hơn 2.000 thanh niên lên đường tòng quân giết giặc, 6.300 lượt dân công tiếp vận, đóng góp tiền của cho kháng chiến, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đảng bộ và nhân dân Hậu Lộc tự hào và chia sẻ niềm vinh dự chung của cả tỉnh “bây giờ tiếng Việt Nam đi đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đi đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đi đến đâu Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Từ năm 1954 - 1975, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân Hậu Lộc vừa lao động sản xuất, xây dựng quê hương, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện sức người, sức của cho miền Nam.

Trên mặt trận sản xuất, luôn giữ vững cả 3 mặt: Nông nghiệp, cá, muối và thủ công nghiệp, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cung cấp cho bộ đội và chi viện tiền tuyến “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”. Thực hiện 3 cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về tư tưởng văn hoá, cách mạng về khoa học kỹ thuật, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.

Trên mặt trận chiến đấu, nhân dân Hậu Lộc đã phối hợp cùng bộ đội chiến đấu bắn rơi hàng chục máy bay trên bầu trời Hậu Lộc, bắt sống 5 giặc lái, bảo vệ hàng hoá, kho tàng bến bãi, đảm bảo giao thông thông suốt, trong đó lực lượng vũ trang của huyện đã bắn rơi 5 chiếc, tiêu biểu là Trung đội Dân quân gái Hoa Lộc bắn rơi 02 chiếc, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Những địa danh như Lạch Trường, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Quán Dốc, Đảo Nẹ, Bến Thắm... đã đi vào lịch sử quê hương như những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Trong hai cuộc kháng chiến, hơn 3 vạn lượt thanh niên đã lên đường đánh giặc, hàng chục vạn người đi dân công tiếp vận, thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng phục vụ chiến đấu, 2.992 người con yêu quý của quê hương đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, 2.800 người đã để lại một phần xương máu của mình ở chiến trường.

Sự đóng góp sức người, sức của, sự hi sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã tô thắm thêm truyền thống cách mạng của quê hương. Vinh dự và tự hào, Hậu Lộc được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân cùng với 12 đơn vị là: Trung đội Dân quân gái Hoa Lộc, Công an xã Triệu Lộc, các xã Đại Lộc, Đồng Lộc, Hòa Lộc, Triệu Lộc, Hoa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc và Phú Lộc (anh hùng lao động thời kỳ đổi mới). Hàng ngàn huân, huy chương đã được trao cho các tập thể, cá nhân, 190 bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Những phần thưởng cao quý trên, khẳng định truyền thống cách mạng, một lòng một dạ đi theo con đường của Đảng, của Bác Hồ đã lựa chọn, khẳng định lòng yêu nước, sự sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân huyện ta. Sự đóng góp hy sinh đó đã góp phần cùng cả dân tộc làm nên đại thắng mùa xuân 1975, đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, đất nước sạch bóng quân thù, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, không lùi bước trước khó khăn, thách thức, Đảng bộ đã tập trung trí tuệ và tâm huyết lãnh đạo nhân dân trong huyện hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế, từng bước đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của CNXH, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN. Đặc biệt, từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (năm 1986) đã đề ra những chủ trương, biện pháp toàn diện, đưa quê hương ngày một phát triển. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bằng nhiều chủ trương và nghị quyết đúng đắn đã từng bước phát huy những tiềm năng, lợi thế, tạo động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và dành được nhiều thành tích, kết quả khá quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của huyện vẫn đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 4,07%, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,6 %; công nghiệp - xây dựng tăng 2,64 %, dịch vụ tăng 5,97%. Sản lượng lương thực đạt 60.185 tấn, bằng 100,3% kế hoạch (KH); tích tụ, tập trung đất đai đạt 101,6% so với KH (213,3/210 ha); giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 208 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng năm 2022. Chăn nuôi duy trì ổn định, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đã trồng mới 240.150 cây phân tán, đạt 100,5% KH; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 48.577 tấn, đạt 100,1% KH, tăng 1,4% CK. Đến nay, 21/21 xã đạt chuẩn NTM, có 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (xã Phú Lộc, Hưng Lộc, Hoa Lộc); 111 thôn đạt chuẩn NTM, 14 thôn NTM kiểu mẫu; huyện hoàn thành các tiêu chí NTM, đang đề nghị thẩm tra để được công nhận; có 22 sản phẩm OCOP. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 2.169 tỷ đồng, tăng 6% CK; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 131 triệu USD. Thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc và Cụm công nghiệp Liên Hoa; thành lập mới được 70 doanh nghiệp, bằng 127% KH tỉnh giao, bằng 107,7% KH huyện giao. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.501,8 tỷ đồng, vượt 45,4% dự toán tỉnh giao và vượt 29,1% dự toán huyện giao (trong đó, thu tại địa bàn đạt 366 tỷ đồng, vượt 19,2% dự toán tỉnh giao, bằng 83,8% dự toán huyện giao). Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 3.615 tỷ đồng, tăng 6,32% so với CK.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục và đào tạo được giữ vững, giáo dục mũi nhọn duy trì trong tốp đầu của tỉnh. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, đời sống của Nhân dân ổn định. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; Quy chế làm việc của cấp uỷ đảng, các quy định về công tác cán bộ được rà soát, bổ sung phù hợp với thực tiễn và quy định của Trung ương, của tỉnh tạo thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng hiệu quả.

Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng bộ, càng tự hào với truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân, của lớp cha anh đi trước, mỗi cấp ủy đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhìn lại mình, càng phải trau dồi đạo đức lối sống, học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nâng cao trình độ, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, xứng đáng với lớp cha anh đi trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà quyết tâm đến tháng 6/2024 được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 Hậu Lộc trở thành huyện khá của tỉnh Thanh Hóa.

Hòa chung với không khí vui tuoi phấn khỏi trong toàn huyện xã Phong lộc đã đâỷ mạnh các hoạt dộng văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và phát động các chương trình thi đua hưởng ứng ngày kỷ niệm thành lập Đảng bộ huyện Hậu lộc 12/3/1940 -12/3/2024.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHONG LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: Trịnh Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã Phong Lộc

Địa chỉ: Thôn Kỳ Sơn, xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0988014188

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa