Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và huyện, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng Đề án, kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện. Thường xuyên giao ban để nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ để đề án đi vào cuộc sống của người dân

Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và huyện, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng Đề án, kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện. Thường xuyên giao ban để nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ để đề án đi vào cuộc sống của người dân.

Bằng các biện pháp tuyên truyền, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được thực hiện đồng bộ ở các cấp, các ngành từ xã đến thôn, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã để nhân dân thấy được vai trò chủ thể của mình và ý nghĩa của chương trình.

Với sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của nhân dân thực hiện theo nguyên tắc dân chủ. Các khoản đóng góp được đưa ra bàn bạc, thống nhất theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai.

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn:

a) Công tác truyền thông:

- Ngay sau khi triển khai đề án dựng NTM Cấp ủy, chính quyền đã định hướng cho các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các thôn tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM.

- Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, thường xuyên, phong phú, đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị, các cuộc họp tại khu dân cư, qua hệ thống truyền thanh, qua băng zôn, panô, khẩu hiệu, cổ động... từ đó làm cho từng người dân, cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” thành quả xây dựng NTM.

- Tập trung tuyên truyền, biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM để toàn dân hăng hái tham gia. Từ những cách làm hay, những mô hình điển hình được tuyên truyền kịp thời, sẽ có tác động lan tỏa rộng khắp địa bàn toàn xã.

b) Công tác đào tạo tập huấn:

Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh và huyện tổ chức, đồng thời tổ chức quán triệt về triển khai đề án và công bố các quy hoạch được phê duyệt đến tất cả các cán bộ từ xã đến thôn để nắm bắt chỉ đạo thực hiện.

3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập người dân:

a. Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp:

Đảng uỷ - UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi; khuyến khích tăng quy mô sản xuất phát triển hợp tác xã, trang trại, gia trại, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất trồng trọt nhằm rút bớt tỷ lệ lao động tham gia sản xuât nông nghiệp sang tham gia các ngành lao động khác, chú trọng đến công tác tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, kịp thời đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất trồng trọt chăn nuôi, khuyến khích đưa cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Đưa các giống lúa có tiềm năng, năng suất cao vào gieo trồng, thực hiện gieo trồng đúng lịch thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện chương trình cải tạo đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả sang chăn nuôi gia trại nhỏ…tập trung thực hiện quy hoạch nông nghiệp như vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao chiếm 50% tổng diện tích trên địa bàn toàn xã, năng suất luôn đạt từ 58-60 tạ/ha trở lên.

 Đến nay, cùng với chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông thôn mới toàn xã đã có 02 trang trại, 22 gia trại và cơ sở trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt đã hình thành và mở rộng một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi riêng biệt và VAC kết hợp cho hiệu quả kinh tế. Điển hình như: mô hình chăn nuôi Lợn của hộ ông Lê Xuân Khương thôn Cầu, ông TrươngVăn Đại thôn Lộc Động... cho thu nhập từ 100- 300 triệu đồng/năm giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động lương ổn định từ 5-6 triệu đồng/tháng.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn:

Bên cạnh việc chỉ đạo nhân dân phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, cấp ủy, chính quyền cũng rất quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt và cùng với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tìm ra giải pháp thiết thực, từ đó quy mô sản xuất kinh doanh được tiếp tục mở rộng và đã tạo được việc làm có thu nhập thường xuyên cho một lực lượng người lao động ngay tại địa bàn.

Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có những bước phát triển đáng kể, nhân dân đưa máy móc, kỹ thuật vào sản xuất tạo năng suất cao, nâng cao thu nhập, giảm sức lao động thủ công, đặc biệt là cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như đối với công tác giải phóng đất, thu hoạch, vận chuyển bằng máy đã giảm được sức lao động thủ công. Hiện nay trên toàn xã đã có 05 máy cày bừa, 03 máy gặt đập liên hợp.

Các ngành nghề truyền thống như trồng trọt rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xay sát... tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho bộ phận nhân dân từ 4- 6 triệu đồng/người/ tháng.

Cấp ủy, chính quyền xã trong những năm qua không ngừng tạo điều kiện nhằm phát triển đa dạng hóa các ngành nghề và được tập trung vào một số các ngành nghề như dịch vụ buôn bán, mộc, cơ khí, gò hàn, vận tải (8 xe taxi, 4 xe tải,...).

Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân:

Từ những hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý và các nguồn thu khác đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng. 281.107

Tổng thu nhập toàn xã đạt 187.326 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 48,5 triệu đồng/người/năm.

Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,0%

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua xã đã khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn, vận động nhân dân đóng góp, vận động con em đi làm ăn xa quê hương đang học tập và công tác trong và ngoài tỉnh ủng hộ cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đến nay cơ bản đã hoàn thành các hạng mục công trình phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, phục vụ dân sinh.

+Tổng kết quả huy động nguồn lực: 292.222 triệu đồng; Trong đó:  

- Nguồn vốn NS TW:                         6.500 triệu đồng (chiếm 2,2%);

- Nguồn vốn NS tỉnh:                         4.050 triệu đồng (chiếm 1,4 %);

- Nguồn vốn NS huyện:                      5.000 triệu đồng (chiếm 1,7%);

- Ngân sách xã:                                 37.187 triệu đồng (chiếm 12,7%);

- Nguồn vốn lồng ghép:                         0 triệu đồng (chiếm 0 %);

- Nguồn lực đầu tư từ nhân dân:         239.485 triệu đồng (chiếm 82,0%);

          Trong đó:

          + Đóng góp nhân dân đóng góp xây dựng công trình phúc lợi 20.761 triệu đồng; chiếm 8,7 %.

          + Nhân dân chỉnh trang, xây dựng nhà ở: 218.724 triệu đồng; chiếm 91,3%.

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHONG LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: Trịnh Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã Phong Lộc

Địa chỉ: Thôn Kỳ Sơn, xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0988014188

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa